Món cháo cá hồi thơm ngon hơn hàng, dành cho bé ăn dặm - Thucdonchobe.com || PamaShop

Món cháo cá hồi thơm ngon hơn hàng, dành cho bé ăn dặm

Là một loại cá giàu dinh dưỡng, thế nhưng phụ huynh tuyệt đối không cho bé ăn cá hồi liên tục và ăn với số lượng nhiều, vì có thể khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Cần cho trẻ ăn dặm với cá hồi theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi. Thucdonchobe.com hôm nay sẽ giúp các mẹ làm món cháo cực ngon, hơn ngoài hàng, đó là món cháo cá hồi thơm ngon bổ dưỡng cho bé, xin mời các mẹ cùng chuẩn bị vào bếp làm món cho con nào.

Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm cần thiết phải bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho trí não cũng như chiều cao. Do đó, cá hồi được xem là thực phẩm có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh và hạn chế tối đa các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh. Dưới đây là một gợi ý về cách nấu cháo cá hồi với bí đỏ để hỗ trợ giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.

Để nấu nấu cháo cá hồi cho bé với bí đỏ, cần chuẩn bị nước mắm, dầu ăn, đường, muối, 2 lát gừng cạo vỏ và băm nhỏ, 200g bí đỏ gọt vỏ rồi cắt khúc nhỏ và rửa sạch, 1 chén gạo tẻ vò sạch, hành lá và 200g phi lê cá hồi. Cách chế biến cháo cá hồi bí đỏ như sau:

Trước tiên, cần làm sạch và rửa với muối để khử mùi tanh cá hồi. Tiếp đó cần đun khoảng 300ml nước với 1/3 thìa cà phê muối, khi nước sôi thì cho cá hồi vào và thêm vài lát gừng nhỏ để khử mùi tanh. Khi cá chín thì gắp ra và giữ lại phần nước luộc cá. Cá hồi nên đánh tơi thành từng miếng nhỏ bằng nĩa hoặc cho vào xay nhuyễn.

Đối với nước luộc cá hồi thì đun sôi và dùng thìa canh để vớt lớp bọt nổi trên bề mặt nước. Sau đó cho gạo tẻ vào nồi, đổ thêm một ít nước sôi vào nồi để cháo không bị đặc, nấu cho đến khi hạt gạo chín nhừ.

Bí đỏ đem luộc ở một nồi riêng trong vòng 15 phút cho đến khi vừa chín tới, vớt bí đỏ ra rồi nghiền nhuyễn cho thật mịn. Sau đó, đổ phần bí đỏ vào nồi cháo cá hồi và khuấy 1 – 2 phút thì cho hành lá và gia vị vừa đủ rồi tắt bếp. Để cháo nguội rồi cho bé dùng ngay.

Ngoài món cháo cá hồi với bí đỏ, mẹ có thể nấu cháo đầu cá hồi súp lơ trắng, hoặc cháo cá hồi hạt sen, cháo cá hồi phô mai, cháo cá hồi cà rốt… hoặc kết hợp với trứng cá hồi để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

  1. Cá hồi tốt cho sức khỏe của bé như thế nào?

Các loại thịt động vật có màu đỏ như bò, lợn,… có chứa quá nhiều protein nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe, nguy cơ cao dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì ở bé. Tuy nhiên, cá hồi lại khác bởi protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, cho bé ăn cá hồi sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

Bổ sung vitamin D cho cơ thể bé: Ở bé, vitamin D rất quan trọng để giúp hấp thụ canxi, ngăn ngừa các bệnh ung thư đến các chứng đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim. Trong thịt cá hồi tự nhiên có chứa một lượng vitamin D lớn, giúp duy trì sức khỏe bé.

Làm chắc cơ xương khớp: Trong cá hồi tự nhiên có chứa omega-3 giúp cải thiện tình trạng loãng xương, chống viêm tự nhiên, do đó cho bé ăn cá hồi sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe.

Phục hồi hệ thần kinh và trí não: Omega-3 tự nhiên có trong cá hồi sẽ giúp tăng cường các các chức năng trí não của bé, bao gồm việc cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó vitamin A, vitamin D và selenium có trong cá hồi sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh chống lại những tổn thương khác.

Ngăn ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em: Theo các nghiên cứu, trẻ em thường xuyên ăn cá hồi sẽ ngăn ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho bé ăn cá hồi trước tuổi đến trường để giúp con tập trung và nhớ tốt hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Cá hồi giúp giảm viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Do đó, đối với những trẻ bị bệnh tim mạch vành thì nên bổ sung cá hồi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Các hồi tốt cho thị lực của bé: Nấu cháo cá hồi cho bé hoặc chế biến thành những món ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày cũng sẽ giúp bé ngăn ngừa được hội chứng khô mắt, làm giảm nguy cơ bệnh tăng nhãn áp và áp lực trong mắt cao. Ăn cá hồi rất cần thiết cho sự phát triển mắt trẻ sơ sinh.

Giúp da khỏe mạnh: Cho bé ăn cá hồi tự nhiên có thể giúp làn da sáng và cơ thể dẻo dai hơn.

Chất béo omega-3 trong cá hồi điều trị ung thư: Theo các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của omega-3 có trong cá hồi thì các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, omega-3 không chỉ ngăn ngừa ung thư mà còn có thể giết chết các khối u như khối u não ác tính, ung thư da, ung thư đại tràng,…

Với những giá trị dinh dưỡng có trong cá hồi như trên thì các bậc phụ huynh nên đưa cá hồi vào thực đơn hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng để giúp hỗ trợ bé phát triển tốt hơn.

  1. Bé mấy tháng ăn được cá hồi?

Cá hồi rất giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Đây là một loại cá giàu DHA, axit amin, axit béo không bão hòa và omega nên sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, do chứa nhiều dưỡng chất nên trẻ nhỏ ăn quá sớm, quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng cũng như tiềm ẩn nguy cơ tích trữ quá nhiều kim loại nặng trong cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên cho trẻ ăn cá hồi khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên để tránh kích ứng, dị ứng cho trẻ khi ăn.

Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu cho bé ăn thì phụ huynh nên cho bé ăn từ từ và ăn từng ít một, mục đích là để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ với loại cá giàu dinh dưỡng này.

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý xay nhuyễn cá hồi trước khi nấu cháo để giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt tuyệt đối không cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn cháo cá hồi, bởi hệ tiêu hóa có thể bị kích thích, từ đó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng. Còn trong trường hợp người thân của bé có tiền sử dị ứng hải sản thì tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm với cá hồi muộn hơn vài tháng tuổi.

Là một loại cá giàu dinh dưỡng, thế nhưng phụ huynh tuyệt đối không cho bé ăn liên tục và ăn với số lượng nhiều, vì có thể khiến trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Cần cho trẻ ăn dặm với cá hồi theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi như sau:

Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Trẻ có thể ăn 20-30g cá hồi/bữa. Nên cho trẻ ăn 1 bữa/ngày, tối thiểu mỗi tuần 3 bữa.

Trẻ từ 1-3 tuổi: Trẻ có thể ăn từ 30-40g cá hồi/ bữa, mỗi ngày ăn 1 bữa.

Trẻ 4 tuổi trở lên: Trẻ có thể ăn từ 1-2 bữa cá hồi/ngày, liều lượng 50-60g/ bữa.

  1. Một số lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé

Là một loại cá dinh dưỡng nên có trong thực đơn của bé, tuy nhiên, khi nấu cháo cá hồi cho bé, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây để phát huy tối đa tác dụng của loại thực phẩm này cũng như tránh được một số tác dụng phụ. Cụ thể:

Khi nấu cháo cá hồi cho bé, phụ huynh cần lưu ý đó là phải rút hết xương cá ra ngoài, điều này tránh để bé hóc xương cá.

Khi nấu cháo cá hồi cho bé, phụ huynh nên cho thêm dầu thực vật vào khẩu phần ăn của bé để giúp bé có cảm giác ngon miệng và bổ sung thêm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể trẻ.

Chọn cá hồi và những nguyên liệu phụ tươi ngon, cá hồi thì nên chọn màu cam tươi hoặc cam sẫm, vân mỡ cá đều đặn và trắng mịn màng.

Khi chế biến cá hồi, cần rửa tay sạch với xà phòng hoặc đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh cho món cháo của bé.

Ngoài ra, khi nấu cháo cá hồi cho bé, phụ huynh cũng nên kết hợp cá hồi với nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp bé ăn ngon miệng. Ví dụ như cháo cá hồi bí đỏ, nấu cháo đầu cá hồi với hạt sen…

Các bạn có thể xem Video

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *