Trẻ ngủ thời gian nào là tốt nhất và bao nhiêu giờ là đủ - Thucdonchobe.com || PamaShop

Trẻ ngủ thời gian nào là tốt nhất và bao nhiêu giờ là đủ

Việc đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc không chỉ đảm bảo thể chất mà còn giúp ích cho sự phát triển trí não và nâng cao trí tuệ.  Khi các con ngủ, các cơ quan trong cơ thể có thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Với trẻ, trong thời gian cơ thể ở trạng thái ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra, tác động rất rõ rệt đến chiều cao của trẻ,chính vì vậy cho trẻ ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ bố mẹ đừng bỏ qua bài viết này và bắt đầu cho con có một thời gian biểu phù hợp cho giấc ngủ của con nhé.


Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiết hormone tăng trưởng đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 21h tới 1h sáng và từ 5h-7h sáng. Tuy nhiên, khi trẻ thức giấc, hormone tăng trưởng sẽ không được tiết ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ.

Thời gian trẻ ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ khó tập trung và phản ứng chậm chạp trong quá trình học và chơi. Giấc ngủ kém và ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và khiến trẻ dễ bị ốm.

Đối với trẻ, việc đi ngủ lúc 20h30 – 21h và thức dậy sau 7h sáng có thể đảm bảo cho việc cơ thể tiết đủ hormone tăng trưởng, giúp phát triển thể chất và trí não hiệu quả nhất.

Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ?
Nhiệm vụ học hành nặng nề
Trẻ em ngày nay bận rộn với các hoạt động học chính khóa, ngoại khóa… khiến trẻ phải thức khuya hơn để làm bài tập. Việc ngủ muộn do đó dần trở thành thói quen

Bố mẹ ngủ muộn
Nhiều cha mẹ ngủ muộn, thậm chí thức xem tivi, điện thoại… Thói quen thức khuya của cha mẹ dần lây cho con, khiến đứa trẻ không chịu lên giường đúng giờ. Nếp sinh hoạt thiếu khoa học của cả gia đình sẽ gây tác hại trực tiếp lên trẻ.

Cha mẹ làm gì để giúp con ngủ đúng giờ?
Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc cho con
Nên rèn cho trẻ thói quen ngủ trưa, bởi điều này giúp trẻ có thêm năng lượng vào buổi chiều. Lưu ý là thời gian ngủ trưa không quá hai tiếng.

Trước giấc ngủ chính vào đêm, không nên để trẻ vận động mạnh hay chơi các trò phấn khích, dễ gây hưng phấn, khó bình tĩnh, do đó khó đi vào giấc ngủ. Nên hướng trẻ đến các hoạt động như như tắm rửa, đọc truyện, nghe hát… trước khi đi ngủ để trẻ ổn định về mặt cảm xúc, có thể nằm yên khi lên giường rồi chìm vào giấc ngủ.

Tuân thủ khối lượng hoạt động mỗi ngày vừa phải
Nên cho trẻ tập thể dục, thể thao hàng ngày, đừng lúc nào cũng chỉ quan trọng việc học hành mà bỏ qua nghỉ ngơi, vui chơi.

Cần đảm bảo cho trẻ có thời gian vận động thể chất khoảng một giờ mỗi ngày, điều đó giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ và giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *